TUYỂN SINH TRUNG CẤP NGÀNH THÚ Y

Chủ nhật - 15/10/2023 21:48
Nếu bạn là người có tình yêu động vật, có niềm đam mê chăm sóc và cứu giúp những loài vật bị ngược đãi hay bị bỏ rơi thì bạn hãy nên chọn ngành học Thú y để có thể thỏa sức với niềm đam mê đó.
TUYỂN SINH TRUNG CẤP NGÀNH THÚ Y
I. THÔNG TIN CHUNG
  Ngành Thú y (tiếng Anh là Veterinary Medicine) là ngành đào tạo, nghiên cứu năng lực chuyên môn về thú y, khả năng thực hiện các thao tác phòng thí nghiệm, chuẩn đoán và phòng trị bệnh cho chăn nuôi. Thú y góp phần chăm sóc, bảo vệ cho các vật nuôi bằng hiểu biết về luật, thị trường thuốc thú y, thị trường chăn nuôi.
  Thú y và khoa học thú y phối hợp với các ngành y tế, sinh học trong sản xuất và kiểm định vacxin, kiểm định dược phẩm hay nghiên cứu đa dạng sinh học và bảo tồn quỹ gene... Trong bối cảnh giao lưu quốc tế ngày càng mở rộng, dịch bệnh từ một địa điểm bất kỳ trên thế giới có thể trở thành hiểm họa toàn cầu một cách nhanh chóng. Trong xã hội công nghiệp và ô nhiễm chất thải, con người có thể trở thành nạn nhân của các vụ ngộ độc bất kỳ lúc nào nếu không có những hiểu biết để đề phòng ngừa nên Bác sí Thú y cùng với Bác sĩ Y khoa và những nhà nghiên cứu y sinh học có "thêm nhiều việc để làm hơn"...
II. MỤC TIỀU ĐÀO TẠO
  Chương trình đào tạo ngành Thú y sẽ trang bị cho sinh viên những đầy đủ những kiến thức cơ sở, cũng như chuyên môn về bệnh học, phân loại bệnh, dịch tễ học, những biểu hiện lâm sàng, kỹ năng chuẩn đoán, điều trị và phòng ngừa bệnh truyền nhiễm...Đặc biệt, ngành học sẽ dạy cho sinh viên các thao tác phòng thí nghiệm; chuẩn đoán bệnh thông thường; sử dụng một số dược phẩm, hóa chất, vaccine để phòng trị bệnh cho động vật; xây dựng các chương trình theo dõi tình trạng vật nuôi; có kiến thức về kỹ năng tiếp thị, giao tiếp.
  Bên cạnh đó là khối kiến thức chuyên sâu về bệnh học (căn bệnh, dịch tễ học, biểu hiện lâm sàng, kỹ thuật chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh chuyên biệt), về ngoại khoa và giải phẩu bệnh và pháp luật liên quan đến phòng chống dịch bệnh, kiểm tra các sản phẩm nguồn gốc từ động vật, kiểm tra các cơ sở giết mổ chế biến thức ăn gia súc, chế biến súc sản..
III. CƠ HỘI VIỆC LÀM
Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo ngành Thú y, sinh viên sẽ được trang bị đầy đủ kiến thức và năng lực chuyên môn để đảm nhận các công việc tại các đơn vị sau:
  + Tại các phòng khám chuyên về thú y, phòng xét nghiệm y khoa thú y;
  + Làm việc tại những công ty thuốc thú y, trại chăn nuôi gia súc – gia cầm, khu bảo tồn động vật hoang dã;
  + Tham gia hoạt động sản xuất và kinh doanh thuốc thú y;
  + Làm việc tại những đơn vị nghiên cứu và chuyển giao khoa học kỹ thuật thu y;
  + Cơ sở chăn nuôi, chế biến thực phẩm, chế biến thủy sản;
  + Các cơ sở bảo vệ môi trường;
  + Tham gia giảng dạy tại những trường có đào tạo về ngành Thú y;
  + Mở công ty thuốc thú y, phòng khám chyên khoa thú y của riêng mình.
IV. THÔNG TIN TUYỂN SINH
1. Đối tượng tuyển sinh:
  • Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương
  • Tốt nghiệp TC, CĐ, ĐH các ngành
2. Hình thức tuyển sinh: Xét tuyển không tổ chức thi
3. Hồ sơ xét tuyển:
+ Sơ yếu lý lịch (Có xác nhận của địa phương)
+ CMTND/CCCD (photo công chứng)
+ Giấy khai sinh (photo công chứng)
+ Bằng tốt nghiệp TC/CĐ/ĐH (photo công chứng)
+ Bảng điểm TC/CĐ/ĐH (photo công chứng)
+ Bằng tốt nghiệp THPT (photo công chứng)
+ Học bạ THPT (photo công chứng)
+ Ảnh 3x4 (4 cái) (ko quá 6 tháng)
+ Giấy khám sức khỏe (ko quá 6 tháng)
ĐỊA ĐIỂM NHẬN HỒ SƠ
- Khu vực Hà Nội: số 6b, ngõ 4 Dương Khuê, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội
- Khu vực phía Bắc: số 301 Nguyễn Trãi, p. Quyết Thắng, tp. Lai Châu, tỉnh Lai Châu
- Khu vực miền Trung và Tây Nguyên: thôn 3, đội 5, xã Nghĩa Dõng, tp. Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi
- Khu vực phí Nam: Số 15/3 Đường 15, Kp.4, p. Linh Xuân, Tp. Thủ Đức, tp HCM
LIÊN HỆ TUYỂN SINH
FORM ĐĂNG KÝ TRỰC TUYẾN

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây