NHỮNG TRƯỜNG TOP KHỐI KINH TẾ XÉT TUYỂN IELTS

Thứ ba - 02/04/2024 06:00
Ngoài phương thức xét học bạ, nhiều trường đại học top trên của khối kinh tế cũng dành chỉ tiêu xét tuyển bằng chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế, trong đó có chứng chỉ IELTS. Theo đó, các trường xét tuyển ở mức độ điểm khác nhau.
NHỮNG TRƯỜNG TOP KHỐI KINH TẾ XÉT TUYỂN IELTS
Học viện Ngân hàng năm nay dự kiến dành 15% tổng chỉ tiêu cho phương thức xét tuyển dựa trên chứng chỉ quốc tế.
Điều kiện tham gia xét tuyển là thí sinh có học lực Giỏi năm lớp 12 và có một trong các chứng chỉ sau (chứng chỉ còn hiệu lực tại thời điểm nộp hồ sơ xét tuyển): Chứng chỉ SAT từ 1200 điểm trở lên; chứng chỉ IELTS (Academic) đạt từ 6.0 trở lên; chứng chỉ TOEFL iBT từ 72 điểm trở lên.
Điểm xét tuyển = Điểm CCQT quy đổi x 3 + Điểm cộng khuyến khích + Điểm ưu tiên.
Trong đó, điểm CCQT quy đổi là điểm của chứng chỉ quốc tế tương ứng được quy đổi theo thang điểm 10, chi tiết như sau:
Điểm CCQT quy đổi = (Điểm chứng chỉ quốc tế/Thang điểm tối đa của chứng chỉ) x10
Điểm ưu tiên: điểm ưu tiên khu vực, đối tượng theo quy chế tuyển sinh hiện hành
Điểm cộng khuyến khích:
Nhóm 1: Thí sinh đạt giải khuyến khích trong cuộc thi học sinh giỏi quốc gia được cộng 3 điểm.
Nhóm 2: Thí sinh đạt giải trong cuộc thi học sinh giỏi cấp tỉnh/thành phố, mức điểm cộng đối với các giải Nhất, Nhì, Ba, Khuyến khích tương ứng là 3; 2,5; 2 và 1,5 điểm.
Nhóm 3: Thí sinh hệ chuyên của trường THPT chuyên được cộng 1.5 điểm
Học viện lưu ý, một thí sinh có thể thuộc nhiều nhóm cộng khuyến khích khác nhau. Khi đó, điểm cộng khuyến khích sẽ bao gồm tổng điểm của các nhóm mà thí sinh thuộc diện cộng khuyến khích. Với nhóm 2, nếu thí sinh đạt nhiều giải sẽ chỉ tính một điểm cộng khuyến khích tương ứng với mức giải cao nhất.
Trường Đại học Ngoại thương đã công bố thông tin về các phương thức xét tuyển vào chương trình đại học chính quy cho năm 2024. Thông qua các phương thức này, trường nhằm mục đích tạo điều kiện công bằng và thuận lợi cho các thí sinh có năng lực và hoàn cảnh khác nhau.
Phương thức đầu tiên, được gọi là Phương thức 1, tập trung vào việc đánh giá kết quả học tập của thí sinh trong kỳ thi THPT, đặc biệt là những thí sinh có thành tích xuất sắc trong kỳ thi HSG quốc gia hoặc cuộc thi KHKT quốc gia. Cụ thể, thí sinh đạt giải (nhất, nhì, ba) trong HSG cấp Tỉnh/Thành phố ở lớp 11 hoặc lớp 12, và các thí sinh thuộc hệ chuyên của các trường THPT trọng điểm quốc gia/THPT chuyên sẽ được ưu tiên xét tuyển.
Phương thức 2 là sự kết hợp giữa Chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế và kết quả học tập THPT hoặc chứng chỉ năng lực quốc tế, dành cho các thí sinh thuộc hệ chuyên và hệ không chuyên của các trường THPT.
Phương thức 3 và 4 tiếp tục tập trung vào kết quả học tập THPT, với sự kết hợp của Chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế (phương thức 3) và việc xét tuyển theo tổ hợp môn thi tốt nghiệp THPT (phương thức 4).
Năm nay, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân tuyển sinh theo 3 phương thức: xét tuyển thẳng (2% chỉ tiêu); xét kết quả thi tốt nghiệp THPT (18% chỉ tiêu); Xét tuyển kết hợp theo đề án (80% chỉ tiêu).
Trong số 80% chỉ tiêu xét tuyển kết hợp, trường dành 50% chỉ tiêu cho thí sinh chỉ sử dụng kết quả các bài thi chuẩn hóa gồm: chứng chỉ quốc tế SAT/ACT; điểm thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội (HSA); điểm thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TPHCM (APT); điểm thi đánh giá tư duy của ĐH Bách khoa Hà Nội (TSA); chứng chỉ tiếng Anh quốc tế kết hợp HSA/APT/TSA.
Các điểm chứng chỉ này được quy đổi sang thang điểm 30 khi xét tuyển giống như năm 2023.
Như vậy, so với năm 2023, năm nay, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân đã không chia chỉ tiêu từng đối tượng xét tuyển trong phương thức xét tuyển kết hợp.
Năm nay, theo đề án tuyển sinh được công bố, nhà trường xét chung từ cao xuống thấp cho đến hết chỉ tiêu, không chia chỉ tiêu theo từng loại chứng chỉ.
Theo nhận định của thí sinh, cách quy đổi điểm và gộp chung các loại chứng chỉ vào một nhóm xét tuyển của Trường ĐH Kinh tế quốc dân theo đề án tuyển sinh năm 2024 mang lại lợi thế cho thí sinh có chứng chỉ SAT và thiệt thòi cho các thí sinh chỉ ôn thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy.
Ví dụ theo công thức quy đổi điểm hiện tại, ở cùng mức điểm sàn đầu vào, thí sinh có điểm SAT 1.200 được quy đổi thành 22/30 điểm, thí sinh có điểm HSA 85 được quy đổi thành 17/30.
Tương tự, thí sinh có điểm APT 700 được quy đổi thành 17,5/30; thí sinh có điểm TSA 60 được quy đổi thành 18/30.
Để đạt số điểm quy đổi là 22,5, tương đương với điểm SAT 1200, thí sinh cần có điểm HSA 112,5 hoặc APT 900 hoặc TSA 75.
Đối chiếu với phổ điểm thi HSA/APT/TSA năm 2023, để đạt được mức điểm SAT mà Trường Đại học Kinh tế Quốc dân quy đổi, thí sinh thi HSA/APT/TSA lần lượt nằm trong nhóm 1,09% toàn quốc, 6,1% toàn quốc và 6,2% toàn quốc của mỗi kỳ thi.
Ngay cả khi thí sinh xét tuyển bằng điểm HSA/APT/TSA kết hợp chứng chỉ tiếng Anh IELTS, cơ hội cạnh tranh với nhóm thí sinh xét tuyển bằng chứng chỉ SAT cũng không cao.
Ví dụ thí sinh có chứng chỉ IELTS 7.5, được quy đổi sang 10 điểm. Nếu kỳ thi HSA được 110 điểm, mức điểm rất ít thí sinh đạt được, khi quy đổi, điểm sẽ như sau: 10 + (110x30/150)x2/3 = 24.66. Mức điểm này chỉ tương đương với điểm SAT 1.320 khi quy đổi.
Trước thông tin phản ánh này và nhận thấy nên tách ra như năm trước để đảm bảo sự ổn định hơn, nên ngày 21/2, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân đã có văn bản thông báo thay đổi phân nhóm thí sinh trong phương thức xét tuyển kết hợp tuyển sinh ĐH chính quy năm 2024.
Theo đó, nhà trường không gộp chung đối tượng thí sinh có các loại chứng chỉ đánh giá năng lực trong nước và quốc tế để xét mà tách thành từng nhóm như năm 2023.
Năm nay, ĐH Thương Mại giữ ổn định các phương thức tuyển sinh đại học chính quy như năm 2023, có điều chỉnh kỹ thuật nhằm tạo điều kiện thuận lợi và tăng cơ hội xét tuyển cho thí sinh. Trường có 5 phương thức tuyển sinh.
Trong đó, trường xét tuyển kết hợp chứng chỉ quốc tế còn hiệu lực tính đến ngày đăng ký xét tuyển với kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024 - Mã phương thức xét tuyển 409.
Điểm xét tuyển = [Điểm thi môn Toán + Điểm thi môn Ngữ văn/Vật lí/Hóa học + Điểm quy đổi chứng chỉ*2]*30/44 + Điểm ưu tiên (nếu có).
Cụ thể như sau:
aga

Năm 2024, tổng chỉ tiêu tuyển sinh hệ đại học chính quy của Học viện Tài chính dự kiến là 4.500. Trong đó, chương trình chuẩn là 3.100 chỉ tiêu; chương trình đào tạo định hướng CCQT là 1.280; chương trình liên kết đào tạo mỗi bên cấp một bằng cử nhân – DDP là 120.
Chỉ tiêu xét tuyển thẳng và xét tuyển học sinh giỏi THPT ít nhất bằng 60%; xét tuyển dựa vào kết quả đánh giá năng lực, đánh giá tư duy ít nhất 5%, số còn lại xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024 và xét tuyển kết hợp.
Cụ thể như sau:
aga
 
PGS.TS Nguyễn Thu Thủy - Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học cho biết, theo quy định của Bộ GD&ĐT, thí sinh sẽ chỉ đăng ký nguyện vọng theo ngành/trường mà không cần đăng ký nguyện vọng theo phương thức, tổ hợp xét tuyển.
Bà Thủy cho rằng, thí sinh cần nhớ phải cập nhật lên hệ thống xét tuyển của Bộ GD&ĐT tất cả những dữ liệu có thể phục vụ cho việc xét tuyển như điểm học bạ, chứng chỉ ngoại ngữ, chứng chỉ đánh giá năng lực, các chứng nhận để cộng điểm ưu tiên, khuyến khích theo quy chế Bộ GD&ĐT ban hành.
Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học cũng nhấn mạnh, năm nay, thí sinh sau khi đã đủ điều kiện trúng tuyển sớm của các trường vẫn phải đăng ký nguyện vọng đã trúng tuyển sớm lên hệ thống xét tuyển của Bộ GD&ĐT và nộp lệ phí xét tuyển tương ứng với số nguyện vọng đã đăng ký thì mới hợp lệ. Hệ thống này sẽ chỉ xác nhận thí sinh trúng tuyển 1 nguyện vọng duy nhất.
FORM ĐĂNG KÝ TRỰC TUYẾN

Nguồn tin: tienphong.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây